Thành công của doanh nghiệp thường được phản ánh dựa trên mức độ chuyển hóa người đọc thành tương tác (engagement), hay theo một cách nói khác, đó chính là biến họ trở thành khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng thường là chỉ số thực tế nhất dùng để biểu đạt doanh số bán hàng thành công cùng chiến lược marketing hiệu quả, đặc biệt đối với các chiến lược tập trung chuyển đổi khách hàng tiềm năng (lead conversion).
Lựa chọn chiến lược chuyển đổi phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mà không tốn thêm một chi phí nào. Khi lựa chọn chiến lược phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn, tỷ lệ chuyển đổi có thể tăng gấp 10 lần con số ban đầu, đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí quảng bá đến khách hàng mới. Dưới đây chính là những cách thức hiệu quả giúp doanh nghiệp của bạn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi!
1. Lựa chọn chính xác thị trường tiềm năng
Xây dựng chiến lược bằng cách nắm bắt được thị trường tiềm năng của doanh nghiệp. Hãy bắt đầu bằng việc xây dựng hồ sơ thương hiệu tương thích với giá trị nhãn hàng của bạn, sử dụng hồ sơ để xác minh được nhóm khách hàng tiềm năng – những người có mức độ tương tác cao với công ty.
Bạn có thể bắt đầu bằng những nhóm đối tượng khách hàng cơ bản, bao gồm nhóm Dữ liệu nhân khẩu (Tuổi tác, Giới tính, v.v..); Dữ liệu địa lý (Vị trí, Vùng, Quốc gia); Dữ liệu kinh tế-xã hội (Lối sống; Tầng lớp xã hội, Tính cách); và Dữ liệu hành vi mua sắm (Sự trung thành với thương hiệu; Mua sắm theo mùa; Mua sắm đột phát). Bạn có thể tiến hành một vài nghiên cứu để xác định được nhóm khách hàng tiềm năng dựa trên các nhóm dữ liệu này, phân tích để xác định thể loại nội dung quảng cáo nào phù hợp với thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
2. Lên kế hoạch cho điểm chạm của khách hàng tiềm năng
Bạn đang tìm kiếm thể loại chuyển đổi dữ liệu nào và thắc mắc Call-to-action (CTA) của nền tảng đó là gì? Liệu đó chính là một cuộc điện thoại, đặt chuyến du lịch hay chính là lựa chọn mua sắm được thực hiện trên website hay cửa hàng của bạn?
Hãy mạnh dạn đưa doanh nghiệp của bạn ra với thế giới! Hãy sử dụng các nền tảng quảng cáo, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội cùng các từ khóa tìm kiếm để tạo lợi thế để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể sử dụng các nút CTA sáng màu cùng các biểu mẫu thu hút khách hàng tiềm năng khi đến với trang của bạn. Bằng việc nắm bắt nhóm khách hàng tiềm năng, bạn sẽ dễ dàng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu để tận dụng cho các chiến dịch quảng bá và sáng kiến tái tiếp thị sau này.
3. Theo dõi và kết nối
Trong quá trình thu thập các khách hàng tiềm năng, việc giao tiếp cũng rất quan trọng. Hãy xác định phương thức tốt nhất để kết nối với khách hàng – thông qua email, tin nhắn, hoặc nền tảng mạng xã hội. Bạn cũng có thể thu hẹp quy mô kết nối này trong quá trình thu thập các khách hàng tiềm năng. Họ có thể là người mua hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc thông qua Facebook, cả hai đều dẫn đến hai hướng tiếp cận và kết nối khác nhau.
Hãy luôn tương tác với thị trường tiềm năng và kết nối với họ khi có thể, đừng ngần ngại đầu tư vào những bài đăng, nội dung quảng cáo và trích một khoản nhỏ cho các chương trình quà tặng và khuyến mãi.
4. Cung cấp các quảng cáo mang tính tương tác
Cung cấp các chương trình ưu đãi hấp dẫn được đánh giá là chiến lược chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn có thể bắt đầu từ bộ ba ưu đãi: Đặc quyền, Khuyến mãi và Ưu đãi độc quyền. Hãy kết nối doanh nghiệp của bạn với khách hàng bằng cách cung cấp các khuyến mãi đặc biệt bằng phương thức kết nối yêu thích của họ. Khuyến mãi sẽ góp phần giúp khách hàng tiềm năng quay lại và quyết định mua lại hoặc tương tác tiếp với sản phẩm của bạn.
Cung cấp các ưu đãi độc quyền hoặc giảm giá sẽ giúp khách hàng cảm thấy họ có quyền chọn lựa và quen thuộc với thương hiệu của bạn, điều này giúp gia tăng khả năng trở thành người dùng lâu dài của doanh nghiệp.
5. Tăng tính bảo mật, đem lại cảm giác an toàn cho khách hàng
Ngày nay, khi mọi hoạt động kinh doanh, trao đổi được thực hiện trên các nền tảng kỹ thuật số cũng là thời điểm các hoạt động lừa đảo xuất hiện mạnh mẽ. Hiện tượng này khiến cho nhiều khách hàng e ngại khi phải việc giao dịch với một đối tác mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm bắt được mối lo ngại của khách hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tăng độ tin cậy bằng việc đầu tư cho khâu bảo mật thông tin khách hàng và giao dịch an toàn. Cụ thể, hãy chú trọng đầu tư các phần mềm bảo mật an toàn cho doanh nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể bảo mật doanh nghiệp của mình bằng cách xác minh khách hàng bằng quy trình eKYC. eKYC (Know Your Customer) chính là phương thức xác minh sẽ giúp bạn đảm bảo khách hàng của mình là người thật chứ không phải robot từ internet.
6. Chăm sóc khách hàng tiềm năng
Nhiều doanh nghiệp thường ngộ nhận rằng khách hàng đã hiểu hết về doanh nghiệp đó rồi. Nhận định này có thể là đúng nhưng đừng vì thế mà bỏ mặc khách hàng của bạn. Thay vào đó, có một chương trình chăm sóc khách hàng tiềm năng chu đáo và cẩn thận không những giúp họ thấu hiểu doanh nghiệp của bạn hơn mà còn có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Chăm sóc khách hàng tiềm năng từ những ngày đầu tiên là bước đầu trong công cuộc thu hút và tạo dựng mối quan hệ gắn kết doanh nghiệp với khách hàng. Việc có một mối quan hệ thân thiết với khách hàng sẽ nâng cao mức độ tin tưởng của họ đối với doanh nghiệp và tăng khả năng giới thiệu doanh nghiệp của bạn tới bạn bè và người thân của khách hàng. Các hoạt động chăm sóc khách hàng mà doanh nghiệp có thể cân nhắc triển khai đó là: cập nhật bản tin hàng tháng, gửi thư điện tử chúc mừng vào các dịp đặc biệt hoặc cung cấp các chương trình ưu đãi giới hạn.
7. Cung cấp những đánh giá từ khách hàng cũ
Thay vì liên tục quảng cáo và “tự nói tốt” về bản thân, sẽ thuyết phục và khách quan hơn nhiều khi để chính những khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ nhận xét về doanh nghiệp của bạn. Vì thế hãy khuyến khích khách hàng chia sẻ ý kiến cá nhân họ, thu thập và trình bày những lời nhận xét đó trên các kênh mạng xã hội, để các khách hàng tiềm năng đang cân nhắc dịch vụ có cơ sở đưa ra quyết định. Đây chính là cách nhanh nhất để chuyển đối khách hàng tiềm năng thành khách hàng của bạn. Bên cạnh việc thu thập phản hồi tích cực, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc tìm kiếm một đại sứ thương hiệu, hợp tác với người nổi tiếng hoặc chuyên gia đầu ngành để gia tăng mức độ tin cậy của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Trên đây là 7 cách để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi được nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Tuy nhiên đấy không phải mục đích duy nhất, sau khi đã có khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần chuyển hóa họ thành những khách hàng lâu dài và trung thành. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo để nắm vững kiến thức tối ưu hóa khách hàng nhé. Chúc bạn thành công!
Trả lời