Tiếp thị là nghệ thuật bán hàng. Bạn không thể bảo mọi người mua thứ gì đó bằng cách nói rằng bạn có sản phẩm rẻ hơn. Bởi vì ngay cả khi bạn có sản phẩm giá cả phải chăng nhất trên thị trường cũng không đảm bảo được việc thu hút người mua. Để thuyết phục mọi người mua hàng, bạn cần nhiều hơn là giá rẻ, ví dụ như một câu chuyện hay về sản phẩm sẽ khiến nó khác biệt với những đối thủ cạnh tranh khác.
USP có thể dịch là lợi điểm bán hàng độc nhất (hoặc điểm bán hàng độc nhất) là điểm độc đáo, khác biệt của sản phẩm mà không thể tìm thấy ở bất kỳ sản phẩm nào khác. Sản phẩm chất lượng cao hơn, giá thấp hơn, trải nghiệm khách hàng khó quên hoặc cải tiến công nghệ mới là một số điểm mà doanh nghiệp có thể sử dụng để làm sản phẩm của mình nổi bật. Ví dụ, Revlon là một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng của Anh đã định bị bản thân không chỉ bán mỹ phẩm, mà còn bán “hy vọng” – cho phép người dùng cảm thấy có sự kết nối với sản phẩm hơn.
Tại sao chúng ta cần USP cho một doanh nghiệp? Câu trả lời rất đơn giản: nổi bật. Hàng ngày người tiêu dùng tiếp cận và tương tác với cả trăm nội dung quảng cáo, vậy chỉ có những sản phẩm nào có USP tốt mới trở nên nổi bật vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. USP càng tốt, sản phẩm càng tiếp cận được nhiều khách hàng .
Vậy làm thế nào để một doanh nghiệp xác định được USP cho sản phẩm của mình? Dưới đây là 5 bước để bạn có thể tìm thấy điểm bán hàng độc đáo cho doanh nghiệp của mình.
Bước 1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu của bạn
USP không phải là tất cả về việc tạo ra một cái gì đó mới. Đó là về việc xác định những gì làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên độc đáo và tập trung vào đó để phù hợp với thị trường mục tiêu của bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu thị trường mục tiêu của mình trước. Cần xác định thị trường để tập trung. Nhìn vào những gì thị trường mục tiêu của bạn cần và muốn. Xem xu hướng từ các cuộc khảo sát, phỏng vấn hoặc diễn đàn trực tuyến. Phân tích dữ liệu của bạn và bạn sẽ thấy lợi ích hoặc giải pháp cụ thể mà doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp.
Bước 2. Sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào?
Bạn không thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình nếu bạn không biết điều gì khiến chúng trở nên độc đáo. Để biết được điều đó, trước hết bạn cần biết đối thủ của mình là ai và họ khác bạn như thế nào.
Hãy tìm ra đối thủ cạnh tranh chính của công ty? Họ cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ nào? USP của họ là gì? Mọi người nghĩ gì về USP của sản phẩm đó? Trả lời được các câu hỏi về đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại cho bạn bức tranh toàn cảnh hơn về thị trường, từ đó giúp bạn xác định USP hiệu quả cho sản phẩm của công ty.
Bước 3. Nêu bật lợi ích so với đối thủ cạnh tranh
Bây giờ, đã đến lúc bạn phát triển USP của mình thành một thông điệp truyền thông tới người dùng nhằm làm nổi bật lợi ích của sản phẩm. Hãy truyền tải thông điệp của bạn một cách đơn giản, rõ ràng, dễ nhớ và đi thẳng vào vấn đề. Làm cho nó phù hợp hơn với thị trường mục tiêu của bạn bằng cách sử dụng ngôn ngữ đơn giản gần gũi với người tiêu dùng.
Bước 4. Kiểm tra USP của bạn
Đây là bước mà phần lớn doanh nghiệp sẽ bỏ qua. Sau khi thực hiện kĩ các bước bên trên, doanh nghiệp thường cảm thấy vô cùng tự tin với kết quả nghiên cứu của mình. Tuy nhiên để chứng minh được USP của bạn hiệu quả và phù hợp với thị trường, hãy làm thêm một bước nữa đó là kiểm tra. Bước thử nghiệm này nhằm mục đích đảm bảo USP mà bạn đề xuất phù hợp với thị trường mục tiêu và phù hợp với thương hiệu của bạn. Có rất nhiều cách để kiểm tra USP của bạn, một trong số đó là sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để xem phản ứng của khán giả. Hãy đánh giá tỷ lệ chuyển đổi của bạn để biết liệu USP có tác động tích cực tới đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn hay không. Để hiểu rõ hơn đừng ngần ngại hỏi ý kiến phản hồi của khách hàng về USP của sản phẩm. Bạn cũng có thể sử dụng thử nghiệm A/B để kiểm tra tài liệu tiếp thị của mình.
Bước 5. Quảng cáo!
Doanh nghiệp của bạn đã tìm ra USP hoàn hảo nhưng sẽ thật tiếc nếu bạn chỉ để nó ở đấy và không làm gì cả. Hãy truyền bá thông điệp của bạn trên mọi phương tiện truyền thông, từ website, mạng xã hội đến tài liệu tiếp thị offline để cho khách hàng thấy được giá trị thực sự của sản phẩm và doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc lập kế hoạch nội dung quảng cáo trên mọi nền tảng. Dù bạn sử dụng nhiều phương tiện truyền thông để quảng bá USP của sản phẩm nhưng hãy đảm bảo sự nhất quán trong việc truyền đạt thông điệp.
Trả lời