>

Làm sao để quản lý vốn lưu động cho doanh nghiệp hiệu quả?

Làm sao để quản lý vốn lưu động cho doanh nghiệp hiệu quả?

Vốn lưu động là thước đo cho tính thanh khoản và sức khỏe tài chính ngắn hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Các doanh nghiệp này thường có những khoản vay hoặc tài trợ ngắn hạn để quản lý vốn lưu động thường ngày. Số tiền vay được sử dụng để duy trì hoạt động trong lúc công ty đợi các khoản phải thu, ví dụ như hóa đơn của khách hàng đang chờ đến hạn  được thanh toán.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về vốn lưu động, và gợi ý của chúng tôi để quản lý vốn một cách hiệu quả.

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là số tiền mà một doanh nghiệp phải bỏ ra để thanh toán các khoản phải trả mang tính thương mại với nhà cung cấp, cá nhân/tổ chức bán hàng hoặc chi trả cho chi phí hoạt động hàng ngày. Nó còn được gọi là thanh khoản hoặc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Cách tính vốn lưu động?

Để biết được những gì cấu thành vốn lưu động kinh doanh của doanh nghiệp, bạn phải lấy nợ phải trả trừ đi tài sản hiện tại. Số tiền này sẽ thay đổi theo tài sản hiện tại của DNVVN, tài sản này bao gồm cả khoản phải thu đã thanh toán hoặc chưa thanh toán. Do đó, vốn lưu động còn được gọi là ‘vốn luân chuyển’.

Vốn lưu động = (Tiền mặt + Khoản phải thu / Khách mua chịu) + (Hàng tồn kho – Khoản phải trả / Nhà cung cấp)

Theo Gretsenberg, vốn luân chuyển là “tài sản lưu động của một công ty thay đổi từ trạng thái này sang hình thái khác trong quá trình kinh doanh”.

Làm thế nào để quản lý vốn lưu động?

Quản lý vốn lưu động giúp đảm bảo doanh nghiệp có khả năng trả được khoản nợ ngắn hạn và chi phí hoạt động trong bất kỳ thời điểm nào, bao gồm quản lý hàng tồn kho, tiền mặt, các khoản phải thu và các khoản phải trả.

Doanh nghiệp cần theo dõi hóa đơn nhằm đảm bảo các dịch vụ được cung cấp và tất cả các chi phí kinh doanh đều được thanh toán. Thu nhập dự phòng và các khoản tiền kiếm thêm cũng cần được quản lý để chắc chắn rằng doanh nghiệp có thể chi trả trong trường hợp khẩn cấp.

Đây là các bước nhằm quản lý hiệu quả vốn lưu động dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1. Duy trì số vốn hiện có

Đội ngũ quản lý cần có trách nhiệm duy trì và tăng vốn lưu động. Doanh nghiệp cần đề ra mục tiêu hay KPI nhằm tăng tiến độ công việc và ổn định vốn, chẳng hạn như đặt KPI cho bộ phận tài chính cho việc thu thập hóa đơn hoặc yêu cầu nhóm thu mua hàng hóa thương lượng các điều kiện tín dụng tốt hơn với các nhà cung cấp.

2. Thanh toán hóa đơn đúng hạn

Tương tự như quản lý tài chính cá nhân, nếu công ty thanh toán cho bên phát hành thẻ tín dụng càng nhanh thì về lâu dài sẽ càng chi trả ít hơn. Doanh nghiệp cũng cần thanh toán cho nhà cung cấp hoặc tổ chức bán hàng đúng hạn nhằm đảm bảo mối quan hệ tốt với họ. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thương lượng được những điều khoản có lợi hơn, đặc biệt là trong thời kỳ khó khăn.

3. Tiết kiệm và cân nhắc kỹ lưỡng với các khoản chi tiêu

Tập đoàn và doanh nghiệp càng lớn thì càng dễ bỏ qua các khoản chi phí nhỏ. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ nên chi tiêu trong khả năng của mình và cần làm rõ với nhân viên rằng những lợi ích họ nhận được là quý giá và đáng trân trọng. Doanh nghiệp cũng cần có hành động khắc phục nếu thấy rằng các nguyên tắc đang bị thực hiện sai quá mức. Công ty có thể kiểm soát chi phí của mình bằng cách thiết lập các chỉ số phê duyệt và chi tiêu, ví dụ cần xác định số tiền nhất định mỗi tháng phục vụ nhu cầu giải trí đối với cấp quản lý.

4. Theo dõi hàng tồn kho

Doanh nghiệp cần cố gắng không dự trữ hay mua quá nhiều hàng hóa từ các nhà cung cấp. Việc dự trữ quá mức do giao thương hay lập kế hoạch không hiệu quả có thể có những tác hại, đặc biệt là với doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng dễ hư hỏng. Công ty có thể khắc phục điều này bằng việc kiểm tra hàng tồn kho thường xuyên. Đồng thời, để quản lý tốt hơn mức tồn kho, doanh nghiệp có thể tính khoảng thời gian trung bình (ngày/tuần/tháng) cho hàng tồn kho (từ khi hàng đến cho đến khi hàng được bán hết).

5. Huy động vốn thay thế

Các khoản thấu chi hoặc khoản vay ngân hàng có thể phù hợp với doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn hoặc khẩn cấp. Vì rủi ro gây ra cho ngân hàng cao hơn nên lãi suất cũng tăng lên. Ngoài ra, công ty cần tìm kiếm nguồn tài chính thay thế hoặc người cho vay với các giải pháp ngắn hạn.

Gần đây, tài chính kỹ thuật số dành cho DNVVN đã trở nên dễ tiếp cận hơn và là giải pháp thay thế tuyệt vời cho các khoản vay ngân hàng. Hãy truy cập trang web của chúng tôi để biết các giải pháp tài chính phù hợp với doanh nghiệp của bạn: https://fundingsocieties.vn/

6. Giải pháp cho vay trên hóa đơn

Cho vay trên hóa đơn sẽ cho phép doanh nghiệp vay tới 80% giá trị hóa đơn ngay khi giá trị tăng. Điều này sẽ hữu ích nếu doanh nghiệp có khách hàng thường xuyên thanh toán chậm hoặc có chu kỳ thanh toán ngược lại với DNVVN của bạn.

Funding Societies cũng cung cấp dịch vụ trên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tất cả những gì bạn cần làm là gửi hóa đơn và chúng tôi sẽ giúp bạn duy trì vốn lưu động của mình.

Các loại quản lý vốn lưu động

Cách tiếp cận điển hình trong quản lý vốn lưu động là nhận tài trợ ngắn hạn. Nhìn chung, lãi suất ngắn hạn thấp hơn so với các khoản vay dài hạn. Tuy nhiên, tài trợ ngắn hạn phát sinh rủi ro cao hơn và nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể sử dụng một số chiến lược đề cập dưới đây để quản lý vốn lưu động, nhưng cần cân nhắc các yếu tố rủi ro và xác suất, và mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm riêng.

1. Chính sách mạo hiểm

Đây là là phương pháp tối đa lợi nhuận nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. Phương pháp này được biết đến với việc toàn bộ vốn lưu động và tài sản cố định được tài trợ từ nguồn tài chính hoặc các khoản vay ngắn hạn. Do đó, chi phí vốn giảm tương đối (so với tài trợ dài hạn), lợi nhuận được tối đa hóa nhưng rủi ro cao hơn. Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro về việc thiếu tiền mặt hoặc vấn đề thanh khoản khi tài trợ vốn lưu động và tài sản cố định bằng nguồn tài chính ngắn hạn. Chẳng hạn doanh nghiệp của bạn đã sử dụng thấu chi ngân hàng (hoàn trả dưới 12 tháng) để chi trả cho máy móc có thời gian sử dụng hơn 12 tháng, ví dụ như 2 đến 3 năm.

2. Chính sách trung dung

Phương pháp này đi đôi với rủi ro và lợi nhuận vừa phải. Tài sản cố định và tài sản thường xuyên được tài trợ từ các nguồn dài hạn. Tuy nhiên, vốn lưu động khả biến được lấy từ các nguồn ngắn hạn.

3. Chính sách thận trọng

Như tên của chính sách, doanh nghiệp cần chấp nhận rủi ro thấp và do đó lợi nhuận thấp hơn. Điều này có nghĩa là cả vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động khả biến đều được tài trợ thông qua tài trợ dài hạn, dẫn đến tăng chi phí vốn. Tuy nhiên, rủi ro biến động tài chính thấp hơn.

Vốn lưu động ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

Việc quản lý kém vốn lưu động kinh doanh có thể gây ra một số bất lợi như sau.

1. Khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư

Việc có đủ vốn lưu động khiến các bên cho vay và nhà đầu tư thấy rằng công ty có khả năng trả nợ hoặc kiếm được lợi nhuận. Một số chủ nợ coi việc kinh doanh không có vốn lưu động là rủi ro khiến doanh nghiệp khó có được nguồn tài trợ.

2. Doanh nghiệp tăng trưởng kém

Vốn lưu động dương cho phép các chủ DNVVN phát triển. Việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và lập kế hoạch trước cho thấy rủi ro tín dụng tốt và điều đó chỉ khả thi nếu doanh nghiệp có nguồn tiền tài trợ. Đáp ứng sự linh hoạt trong quá trình phát triển kinh doanh là một trong những bước đầu tiên mà mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ nên áp dụng.

3. Thiếu tài chính cho hoạt động hàng ngày

Như đã đề cập, vốn lưu động giúp duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Các loại chi phí hoạt động này bao gồm mua hàng tồn kho, mua hoặc thuê thiết bị và trả lương cho nhân viên. Nếu doanh nghiệp thiếu nguồn tiền để trả lương, điều đó sẽ có tác động tiêu cực đối với toàn bộ doanh nghiệp.

4. Chậm cải thiện vốn lưu động kinh doanh

Với các doanh nghiệp đang đấu tranh để duy trì vốn lưu động tốt có nguy cơ không bao giờ đạt được ở mức bình thường. Doanh nghiệp cần chú tâm đến các khoản thanh toán bằng tiền mặt, sửa đổi các chính sách về khoản phải thu, khuyến khích khách hàng sớm trả sớm hoặc đúng hạn nhằm giúp xây dựng vốn nhanh chóng. Đồng thời, công ty nên tìm cách tăng vốn lưu động mà không phải chịu chi phí bên ngoài.

Doanh nghiệp có thể cải thiện, duy trì hoặc tăng vốn lưu động kinh doanh và làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn với nhiều cách khác nhau. Chúng tôi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và hãy để lại bình luận cho chúng tôi nếu bạn có câu hỏi cần giải đáp!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Tạo một blog trên WordPress.com

%d người thích bài này: