Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Việt Nam có 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm trên tới 98%. DNVVN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, làm động lực phát triển kinh tế địa phương, cung cấp việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, từ đó góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hàng năm, các doanh nghiệp DNVVN đóng góp khoảng 40% GDP, 31% tổng thu ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 5 triệu lao động.
Mặc dù đánh giá cao về vai trò, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiêu biểu có thể kể đến: Quy trình đăng ký phức tạp, Quy trình giải ngân tốn thời gian, Yêu cầu hồ sơ khắt khe của các tổ chức tài chính.
1. Quy trình đăng ký phức tạp
Đây là thử thách đầu tiên mà các DNVVN sẽ đối mặt khi bắt đầu tìm đến các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng truyền thống. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn này có thể xuất phát từ nội tại doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp mới, hoặc các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên không chứng minh được các khoản thu chi của doanh nghiệp mình do không có lịch sử giao dịch, hoặc báo cáo tài chính không rõ ràng. Điều này là dễ hiểu bởi các doanh nghiệp này thường giao dịch nhỏ lẻ hoặc thông qua tài khoản cá nhân. Tuy nhiên đối với các tổ chức tín dụng truyền thống như ngân hàng, họ lại khó chấp nhận sự thật này khi cần phải duyệt hồ sơ cho doanh nghiệp. Để quản trị rủi ro tốt hơn, ngân hàng sẽ ưu tiên cấp vốn tín dụng cho các đối tượng chứng minh nguồn tiền minh bạch hơn. Bên cạnh đó, để giảm thiểu tối đa rủi ro, các tổ chức tài chính truyền thống còn yêu cầu rất nhiều thủ tục, hồ sơ phức tạp mà không phải DNVVN nào cũng có thể đáp ứng.
2. Không đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tài chính truyền thống
Để đảm bảo rủi ro, hình thức cho vay quen thuộc tại các ngân hàng thường là vay thế chấp, có nghĩa là doanh nghiệp bên cạnh việc chứng minh danh tính cá nhân, công ty và kế hoạch tài chính còn phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình. Chính điều này là rào cản cho các DNVVN tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng truyền thống. Ngân hàng còn vô cùng thận trọng khi đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt như thời gian hoạt động tối thiểu và các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác.
3. Quy trình giải ngân tốn thời gian
Tiếp cận được nguồn tín dụng nhanh chóng và kịp thời sẽ hỗ trợ DNVVN trong việc nắm bắt thời cơ, kịp thời triển khai hoạt động kinh doanh. Đôi khi các doanh nghiệp phải từ bỏ cơ hội kinh doanh chỉ vì khoản phê duyệt không được giải ngân kịp thời vào tài khoản của doanh nghiệp. Vì thế các DNVVN luôn mong muốn được phê duyệt khoản vay và giải ngân trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể. Thời gian càng kéo dài, xác suất cơ hội kinh doanh càng tuột khỏi tầm tay càng cao. Tuy nhiên khi tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng truyền thống, quy trình giải ngân thường mất rất nhiều thời gian do bộ máy phê duyệt cồng kềnh và khắt khe. Đồng thời, do nhu cầu về vốn vay lớn khiến cho các tổ chức này quá tải, không thể phục vụ mọi doanh nghiệp kịp thời cũng là một nguyên nhân cần đề cập.
Thấu hiểu được thực tế: Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ là xương sống của nền kinh tế, nhưng họ lại gặp nhiều khó khăn cản trở cơ hội phát triển, Funding Societies thành lập với sứ mệnh hỗ trợ “doanh nghiệp tăng trưởng không ngừng, xã hội ngày càng bền vững”. Nguồn vốn ở Funding Societies không bị giới hạn bởi ngành nghề kinh doanh và hạn mức. Mọi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Việt Nam với tối thiểu 1 năm hoạt động đều có thể được phê duyệt khoản vay. Và quan trọng hơn, Funding Societies tin vào tiềm năng của các DNVVN vì thế chúng tôi cung cấp những khoản vay linh hoạt, không yêu cầu tài sản bảo đảm, nhằm hỗ trợ tối đã các doanh nghiệp phát triển thành công.
Tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu vay vốn của DNVVN tại đây: https://bit.ly/FSVN_dangkytuvan2
Trả lời