>

4 kỹ thuật huy động vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

4 kỹ thuật huy động vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vốn doanh nghiệp là số vốn tiền tệ mà doanh nghiệp sở hữu để duy trì hoạt động vận hành hằng ngày và đầu tư tăng trưởng cho tương lai. Trong các loại vốn doanh nghiệp, vốn kinh doanh được đánh giá là rất quan trọng bởi lẽ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Vốn kinh doanh xuất hiện dưới dạng tiền mặt hay tài sản lưu động phục vụ cho việc trang trải chi phí. Thuật ngữ này còn chỉ các tài sản của công ty có giá trị tài chính như thiết bị, bất động sản và hàng tồn kho.

Hiện nay, có 3 cách phân loại vốn kinh doanh chủ yếu. Việc phân loại sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có một cái nhìn toàn diện về bản chất, nguồn gốc hình thành và thời gian của vốn. Cụ thể:

Dựa vào đặc điểm luân chuyển của vốn, vốn kinh doanh được chia thành hai loại:

1. Vốn lưu động:

  • Vốn lưu động là số vốn tiền tệ để hình thành các tài sản lưu động cho việc sản xuất hay lưu thông mà doanh nghiệp cần để đáp ứng kịp thời các hoạt động kinh doanh. Vốn lưu động được tính bằng sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn. Các bên cho vay hay đối tác kinh doanh sẽ dựa trên nguồn vốn lưu động của DNVVN để đánh giá tính ổn định và mức độ tín nhiệm của công ty. 
  • Vốn lưu động có thể tiếp tục được chia nhỏ thành bốn loại: vốn bằng tiền, các khoản phải thu (Accounts receivable – AR), hàng tồn kho và các khoản phải trả (Accounts payable – AP). Ba yếu tố đầu tiên nằm trong phần tài sản của doanh nghiệp và các khoản phải trả thuộc phần các khoản nợ.

2. Vốn cố định:

Vốn cố định được thể hiện bằng tổng giá trị của tài sản cố định. Đây thường là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. 

Dựa vào nguồn hình thành, vốn kinh doanh được chia thành hai loại:

1. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được hình thành từ chủ doanh nghiệp sở hữu hoặc đồng sở hữu cùng các cổ đông, thành viên liên doanh. Nguồn vốn này được hình thành từ đầu và được bổ sung thêm trong quá trình vận hành.

2. Vốn nợ phải trả

Vốn nợ phải trả là số tiền mà doanh nghiệp vay từ các nguồn bên ngoài. Trên bảng cân đối kế toán, số tiền đã vay được phân loại là tài sản vốn trong khi số tiền nợ thuộc nợ phải trả. Chủ nợ sẽ nhận được tỷ lệ phần trăm cố định theo hợp đồng khoản vay. Do đó, doanh nghiệp cần phải tính đến việc lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng bởi lãi suất tiền vay.

Các giải pháp được cung cấp bởi Funding Societies là ví dụ điển hình vốn nợ phải trả cho DNVVN. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cân nhắc vay vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính hoặc các quỹ tín dụng trong và ngoài nước.

Dựa vào thời gian huy động vốn, vốn kinh doanh được chia thành hai loại:

1. Nguồn vốn thường xuyên: 

Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn để hình thành tài sản lưu động thường xuyên cần thiết.

2. Nguồn vốn tạm thời:

Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động kinh doanh.

Sau khi hiểu rõ định nghĩa của các loại vốn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể hoạch định chiến lược để huy động vốn phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong hiện tại và tương lai.

Cách huy động vốn 1: Rút ngắn thời gian luân chuyển vốn bằng tiền

Việc thay đổi dòng tiền sẽ tạo ảnh hưởng đến vốn lưu động của doanh nghiệp. Do đó, các DNVVN có thể huy động vốn bằng cách rút ngắn thời gian luân chuyển vốn bằng tiền. Một ví dụ cụ thể là các doanh nghiệp thường cố gắng rút ngắn thời gian khách thanh toán tiền sau khi nhận được hàng. Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền được rút gọn có nghĩa tiền mặt của công ty bị “ràng buộc” trong một khoảng thời gian ngắn hơn, điều này được xem là lý tưởng từ góc độ dòng tiền.

Một số phương thức thường được sử dụng:

  • Yêu cầu đặt cọc hoặc trả trước khi bắt đầu công việc
  • Giảm thời hạn của các điều kiện tín dụng
  • Thanh toán ngay sau khi bán được hàng

Cách huy động vốn 2: Hạn chế sử dụng vốn lưu động để chi cho tài sản cố định

Tài sản cố định của DNVVN bao gồm nhà cửa, thiết bị, phương tiện hoặc đất đai. Theo thời gian, các doanh nghiệp cần mua những tài sản này để phục vụ kinh doanh một cách tốt hơn. Đương nhiên, việc mua những tài sản cố định này thường tốn kém. Một vài chuyên gia tài chính khuyên không nên sử dụng vốn lưu động để chi cho tài sản cố định vì nó sẽ làm cạn kiệt nguồn vốn và ảnh hưởng đến hồ sơ rủi ro của doanh nghiệp. Đồng thời, uy tín tín dụng của DNVVN cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thay vào đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện các giải pháp sau:

  • Ký hợp đồng thuê, thay vì mua tài sản cố định
  • Tìm kiếm các khoản vay dài hạn để mua tài sản cố định

Cách huy động vốn 3: Doanh nghiệp nên sàng lọc khách hàng thông qua kiểm tra tín dụng

Mặc dù không trực tiếp liên quan đến huy động vốn, nhưng việc kiểm tra tín dụng của khách hàng là điều cần thiết trước khi các doanh nghiệp tiếp nhận hoặc gia hạn tín dụng. Thực hiện thẩm định sẽ giúp doanh nghiệp thoát khỏi những trục trặc về dòng tiền trong tương lai, đặc biệt là khi các cơ sở tín dụng có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của DNVVN bởi vì nếu khách hàng không đáp ứng các điều khoản tín dụng thì nợ xấu sẽ xảy ra.

Cách huy động vốn 4: Sử dụng đòn bẩy tài chính

Trong tài chính, tiền của người khác (Other People’s Money – OPM) là một trong những loại đòn bẩy tài chính phổ biến. Một số nhà đầu tư và tổ chức trên thị trường đã tích lũy được số tiền mà họ sẵn sàng đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ đáng tin cậy. Khi các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức này, họ cần đảm bảo rằng doanh thu hiện tại và dự kiến của họ sẽ đáp ứng các điều kiện trong thủ tục vay vốn.

Một số phương thức thường được sử dụng:

  • Tham gia các nền tảng huy động vốn cộng đồng (Equity crowdfunding – ECF) đã đăng ký giấy phép
  • Đăng ký vay vốn từ các nền tảng tài chính kỹ thuật số dành cho doanh nghiệp như Funding Societies để tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp hay để giải quyết các khoản phải thu (Accounts receivable – AR) và các khoản phải trả (Accounts payable – AP)
  • Tham gia các chương trình tài chính vi mô của các ngân hàng hay tổ chức tài chính

Một vài doanh nghiệp xem việc huy động vốn là một vòng luẩn quẩn: nếu không có vốn thì doanh nghiệp không thể phát triển; nếu không phát triển thì doanh nghiệp lại không thể chứng minh điều kiện để huy động đủ vốn. Hiểu được khó khăn của doanh nghiệp, thông qua bài viết này, chúng tôi đã đề cập nhiều cách thức khác nhau để huy động vốn: sử dụng chương trình tín dụng từ bên cho vay thứ 3, tối ưu hóa các quy trình nội bộ để giảm các rủi ro và chuyển đổi tín dụng thành tiền mặt,… Cuối cùng, một điều quan trọng cần phải lưu ý là việc lựa chọn giải pháp phù hợp cần xuất phát từ khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp trong định hướng phát triển của hiện tại lẫn tương lai.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Tạo một blog trên WordPress.com

%d người thích bài này: