>

6 cách xây dựng mối quan hệ cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ

6 cách xây dựng mối quan hệ cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kết nối là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, điều này lại càng đúng khi bạn điều hành một doanh nghiệp. Xây dựng mối quan hệ hợp tác, kinh doanh bền vững và chân thành đóng vai trò to lớn vào thành công của một công ty. Xây dựng các mối quan hệ tốt chính là chìa khóa dẫn đến thành công, cũng như câu nói “muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Mối quan hệ giúp kết nối nhiều cá nhân, doanh nghiệp lại để cùng chia sẻ, giúp đỡ và đóng góp giá trị ý nghĩa cho cộng đồng.

Thế nhưng hầu hết hầu hết các doanh nhân và chủ doanh nghiệp chưa có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này. Thực tế, xây dựng mối quan hệ kinh doanh không chỉ đơn thuần là điền thông tin liên hệ vào điện thoại của nhau, kết bạn trên mạng xã hội hay thu thập được càng nhiều danh thiếp càng tốt. 

Vậy thì, đâu là cách xây dựng mối quan hệ cho các chủ doanh nghiệp tự nhiên và bền vững? Hãy cùng tìm hiểu 6 cách đơn giản sau đây: 

1. Đặt mục tiêu của việc xây dựng mối quan hệ 

Trong cuộc sống thường nhật khi làm gì cũng cần có mục tiêu, và hoạt động kết nối doanh nghiệp càng cần thiết lập mục tiêu rõ ràng từ đó chuẩn bị và thực hiện các hoạt động kết nối hiệu quả hơn. Mục tiêu của việc xây dựng mối quan hệ cần được thiết lập chi tiết, càng chi tiết càng tốt và cụ thể cho từng mốc thời gian. Một người không chỉ đơn giản là làm điều gì đó mà không có lý do, thậm chí không phải kết nối kinh doanh. 

Các mục tiêu kết nối kinh doanh cần được xây dựng dựa trên mục tiêu kinh doanh của công ty, vì vậy trước khi bắt tay thì hãy đặt câu hỏi kiểm tra doanh nghiệp cần gì, trong bao lâu?

2. Chuẩn bị một bài “Elevator pitch” 

“Elevator pitch” là một tên gọi ẩn dụ nói về một phương pháp giao tiếp mà nội dung truyền tải diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, từ 30 đến 60 giây, tương đương với thời gian của một chuyến thang máy. Bài nói thường bao gồm 3 phần chính: bạn là ai, bạn đang làm gì và bạn muốn làm gì trong tương lai.

Chuẩn bị trước một bài nói theo phương pháp “Elevator Pitch” sẽ vô cùng hữu ích khi bạn tình cờ gặp một đối tác tiềm năng hay một doanh nghiệp triển vọng. Bởi không phải ai cũng đủ kiên nhẫn nghe một người lạ trình bày về hoạt động kinh doanh của họ, vì thế nếu độ dài 30 – 60s là vừa đủ để cho bạn gây ấn tượng. Vì để không bỏ lỡ cơ hội, hãy chuẩn bị trước một bài “Elevator pitch” cực ấn tượng và súc tích nhé. 

3. Giáo dục khách hàng thay vì chỉ tập trung vào mục đích bán hàng

Đừng bao giờ cố gắng bán sản phẩm cho những người mới biết tới doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể gây phản tác dụng khiến họ không bao giờ muốn mua hay có ý định hợp tác với bạn nữa. Thay vào đó hãy cố gắng giáo dục họ về doanh nghiệp của bạn. Doanh nghiệp của bạn là gì? Được hình thành như thế nào? Cung cấp gì? Với mục đích giải quyết vấn đề gì? Hãy cho phép học tưởng tượng khi sử dụng sản phẩm của bạn thì công ty của họ sẽ tốt hơn như thế nào. Nếu chẳng may sản phẩm của công ty của bạn không phải thứ họ đang tìm kiếm thì có thể họ vẫn sẽ hứng thú với doanh nghiệp của bạn và đề xuất phương án hợp tác thay thế. 

Nhìn chung, những câu chuyện ý nghĩa và có chiều sâu lúc nào cũng dễ gợi sự đồng cảm hơn là những lời mời chào mua hàng vô cảm.

4. Đề xuất các phương án hỗ trợ doanh nghiệp của đối phương 

Bởi vì xây dựng mối quan hệ lúc nào cũng xuất phát từ hai chiều: cho và nhận. Vì thế nếu bạn không đem lại lợi ích cho đối phương thì cũng không nên mong đợi là họ sẽ hứng thú hợp tác với bạn. Vì vậy, trong quá trình tạo dựng mối quan hệ tốt với các đối tác, đừng chỉ tập trung nói về bản thân/ doanh nghiệp mình mà hãy chân thành bày tỏ sự quan tâm, muốn giúp đỡ doanh nghiệp của đối phương. Biết đâu vấn đề của họ cũng chính là giải pháp mà bạn đang cung cấp. Một mối quan hệ lành mạnh, bền vững lâu dài là mối quan hệ mà cả hai đều có lợi. 

5. Chú ý lắng nghe. Để ý quan sát

Để xây dựng mối quan hệ tốt, bạn cần phát triển kỹ năng lắng nghe và quan sát xung quanh. Lắng nghe không phải là nghe một chiều những gì đối tác của bạn, mà còn cần lắng nghe quan điểm từ nhiều phía. Tương tự, bạn cũng cần học cách quan sát đối phương để nhanh nhạy tìm được vấn đề mà đối tác đang gặp phải, bởi trong một số trường hợp họ thậm chí còn không biết mình cần gì. Vì thế, một người biết tinh tế lắng nghe và quan sát chắc chắn sẽ để lại ấn tượng cho đối phương.  

6. Viên gạch đầu tiên xây dựng một mối quan hệ bắt đầu từ câu “Cảm ơn”

Để xây dựng và duy trì một mối quan hệ kinh doanh, hợp tác tốt phần lớn phụ thuộc vào thái độ của bạn. Khi kết thúc một cuộc trò chuyện, dù đã đạt được thỏa thuận hay không chúng ta thường kết thúc bằng lời “Tạm biệt”. Tuy nhiên, thay vì chỉ nói lời tạm biệt như dấu chấm hết cho mối quan hệ này hãy củng cố nó bằng cách nói “cảm ơn”. Sau một cuộc trò chuyện ý nghĩa với lời nói “cảm ơn” sẽ giúp đối phương cảm nhận được thành ý và sự tôn trọng mối quan hệ đôi bên. Cây “cảm ơn” sẽ đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp cho một mối quan hệ hợp tác tiềm năng. 

Không có gì sai khi các chủ doanh nghiệp thường chỉ trao đổi danh thiếp nhằm mở rộng mối quan hệ kinh doanh, tuy nhiên có nhiều phương thức tiếp cận hay và hiệu quả hơn. Hãy cởi mở trau dồi kỹ năng, duy trì thái độ tích cực trong quá trình kết nối doanh nghiệp.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Tạo một blog trên WordPress.com

%d người thích bài này: