Không thể phủ nhận rằng một website bán hàng thành công sẽ mang lại lợi nhuận đáng kinh ngạc cho doanh nghiệp. Để đánh giá sự thành công đó, các doanh nghiệp thường dựa vào hai chỉ số: lưu lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi. Khi lưu lượng truy cập cao, đồng nghĩa với việc nhiều người ghé thăm website bán hàng, thương hiệu và sản phẩm của bạn sẽ được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ đánh giá dựa trên lượt truy cập thôi là chưa đủ, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là một tỉ lệ chuyển đổi cao, hay nói một cách dễ hiểu hơn đó là có nhiều lượt mua hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tập trung vào việc tối ưu hóa website để thu hút khách hàng mua sắm hơn.
1. Lựa chọn tên miền phù hợp
Tên miền là ấn tượng đầu tiên của khách hàng về cửa hàng trực tuyến của bạn. Vì vậy, tên miền nên thể hiện về sản phẩm hay thông điệp mà bạn muốn gửi gắm tới khách hàng. Ví dụ, bạn nên chọn những tên chứa các từ khóa như giaydep, mypham, phukien,… khi đang kinh doanh những sản phẩm hay dịch vụ đó. Ngoài ra, một tên miền tốt thì cần ngắn gọn và dễ nhớ.
2. Sử dụng từ khóa liên quan và ấn tượng
Dùng các từ khóa liên quan về website bán hàng giúp website được hiển thị ở vị trí tốt hơn trên phần kết quả tìm kiếm của Google. Việc này là một phần để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Bạn có thể sử dụng từ khóa liên quan trên tiêu đề và nội dung của trang web. Để tìm kiếm và chọn lọc các từ khóa phù hợp, hãy sử dụng Google Keyword Planner (Công Cụ phân tích Từ Khóa của Google). Một lưu ý là chúng ta hãy tránh nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào một trang web bởi Google có thể phạt website của bạn. Các chuyên gia đề xuất mật độ từ khóa trên một trang nên là 1%.
3. Chia sẻ hình ảnh khách hàng hài lòng với sản phẩm
Để xây dựng niềm tin cho khách hàng, hãy bắt đầu đăng tải các hình ảnh khách hàng hài lòng về sản phẩm. Đó có thể là hình ảnh họ mỉm cười khi đang dùng sản phẩm hay được hỗ trợ tận tình từ đội ngũ tư vấn. Những bức ảnh như vậy sẽ tạo được niềm tin rằng khách hàng đang tận hưởng các trải nghiệm tuyệt vời. Hãy chọn ảnh phù hợp với thị trường mục tiêu và tệp khách hàng thông qua tìm hiểu các yếu tố về độ tuổi, dân tộc, giới tính,…
4. Tối ưu hóa thời gian tải trang – đặc biệt khi trang có nhiều hình ảnh
Tối ưu hóa thời gian tải trang, đặc biệt khi trang web cần hiển thị nhiều hình ảnh sẽ giúp khách hàng truy cập trang web nhanh hơn, trải nghiệm mua sắm mượt hơn từ đó tăng khả năng chuyển đổi. Thời gian tải trang càng ngắn, tỷ lệ khách truy cập rời khỏi trang web của bạn càng thấp.
5. Truyền thông về các giá trị của sản phẩm
Bạn đang cung cấp những sản phẩm gì cho khách hàng của mình? Điều gì làm cho sản phẩm của bạn khác biệt với những sản phẩm khác? Việc truyền thông về các giá trị sản phẩm sẽ giúp khách truy cập biết được mức độ phù hợp và hữu ích của sản phẩm, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng. Các thông điệp về giá trị của sản phẩm cần được phải ngắn gọn, đơn giản và xúc tích.
6. Hiển thị nội dung và đề xuất các sản phẩm được cá nhân hóa
Nội dung được cá nhân hóa sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy những gì họ cần trên trang web. Ngoài ra, nếu một trang web có phần giới thiệu sản phẩm cá nhân hóa còn tăng số lượng khách hàng quay lại. Bạn có thể sử dụng sở thích, thói quen và lịch sử mua hàng trước đó để tạo ra các sản phẩm ưu tiên hiển thị.
7. Cải thiện điều hướng trang web thông qua menu và sơ đồ trang web
Trải nghiệm của khách bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cấu trúc và điều hướng của trang web. Bạn nên sắp xếp và phân loại sản phẩm theo vùng, từ đó khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy các mặt hàng họ đang tìm kiếm một cách dễ dàng.
Tối ưu hóa một website bán hàng không hề đơn giản vì yêu cầu bạn cần phải thử và học tập từ những lỗi sai để tìm ra chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Hãy cân nhắc từng giai đoạn của khách hàng trên website và lựa chọn phương pháp kết nối với khách hàng một cách tinh tế, để từ đó khiến trải nghiệm của họ thật trọn vẹn.
Trả lời