>

Tầm quan trọng của việc gắn kết nhân viên với doanh nghiệp

Tầm quan trọng của việc gắn kết nhân viên với doanh nghiệp

Nhân viên là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Tài năng và tinh thần làm việc của nhân viên sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển tổng thể của một tổ chức. Do mối tương quan tỉ lệ thuận nên việc doanh nghiệp cố gắng vun đắp, xây dựng mối quan hệ khăng khít, gắn bó với nhân viên sẽ bảo chứng cho thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng cũng như là cách giải bài toán khó khăn trên. Nếu bạn đang hỏi về mức độ cần thiết của việc xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhân viên thì dưới đây là đáp án cho câu hỏi đó. 

Trước hết, “sự gắn kết của nhân viên” (Employee Engagement) là gì? Đây là một khái niệm khá phổ biến trong ngày nhân sự, mô tả sự tương tác, kết nối và gắn kết giữa các cá nhân trong cùng 1 tổ chức hoặc giữa cá nhân với tổ chức để cống hiến, cam kết với mục tiêu và giá trị của tổ chức đó. 

Mức độ gắn kết của nhân viên có thể được đo lường dựa trên các phương pháp khác nhau ở mỗi tổ chức, nhưng nhìn chung doanh nghiệp nào cũng mong muốn có mức độ gắn kết nhân viên cao. Mức độ gắn kết của nhân viên càng cao thì họ càng có nhiều khả năng thực hiện vượt mức lương, nhân viên sẽ đầu tư nhiều hơn vào công việc và cống hiến hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ bỏi mức độ gắn kết bền chặt sẽ tạo sợi dây liên kết cảm xúc hạnh phúc với hiệu năng làm việc. Cụ thể, dưới đây là 06 lý do giải thích tầm quan trọng của việc gắn kết nhân viên với doanh nghiệp.

1. Giảm tỷ lệ luân chuyển nhân viên

Điều này là hiển nhiên bởi mối liên hệ vững chắc với các giá trị và mục tiêu cốt lõi của công ty sẽ khiến nhân viên muốn gắn bó lâu dài với công ty hơn. Ngoài ra, những nhân viên có tình cảm gắn kết mạnh mẽ với công ty và đồng nghiệp sẽ có khả năng tích cực tham gia đóng góp xây dựng công ty hơn. 

Một trong các cách gia tăng mối quan hệ mạnh mẽ cho nhân viên đó chính là phát triển văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng, các doanh nghiệp có văn hóa học tập có tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn 30-50% so với những doanh nghiệp không có.

Việc xây dựng được mối quan hệ bền chặt với nhân viên còn đem lại lợi ích kép, bởi hệ quả của việc có tỷ lệ giữ chân thấp tới doanh nghiệp đó chính là doanh nghiệp sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian tuyển dụng, đào tạo cho nhân viên mới. 

2. Tăng năng suất làm việc

Những nhân viên gắn kết sâu sắc với công ty thường có xu hướng cố gắng thể hiện tốt nhất và thường làm việc vượt quá khuôn khổ công việc được giao, điều này rõ ràng sẽ giúp làm tăng năng suất chung của công ty. Khi gặp rào cản và khó khăn, những nhân viên có tình cảm gắn kết với công ty sẽ nhiệt tình và chủ động tình cách giải quyết vấn đề hơn. Thử tưởng tượng tất cả nhân viên của công ty điều nhanh nhẹn và chủ động như vậy thì rõ ràng quy trình làm việc của công ty, mối quan hệ giữa các phòng ban sẽ được cải thiện. 

3. Thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới

Khi nhân viên có mối liên hệ chặt chẽ với công ty đồng nghĩa họ cũng có tình cảm tốt với đồng nghiệp, dẫn đến việc các đồng nghiệp vô cùng hiểu nhau và ăn ý trong quá trình làm việc. Mỗi nhân viên sẽ có phong cách làm việc khác nhau và có cách đóng góp cho công ty khác nhau, vì thế để tận dụng được hết khả năng của mỗi cá nhân, tập thể phải nhìn nhận được điều này đạt được sự phối hợp phù hợp hơn trong quá trình làm việc. Từ đó, nhân viên sẽ có nhiều cơ hội thỏa sức sáng tạo và đề xuất những ý kiến đối mới, góp phần giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn. 

4. Đem tới trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng

Những nhân viên gắn bó và hài lòng với công ty của họ dễ dàng truyền năng lượng này tới mọi người xung quanh, bởi vì họ không xem công việc của mình đơn thuần là một công việc. Trong tiềm thức của những nhân viên gắn bó với công ty thúc luôn có một động lực thúc đẩy họ đảm bảo cho những bên liên quan cũng cảm thấy yêu công ty, muốn gắn bó với tập thể và thành công. Sự nhất quán giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành động của một nhân viên có mối quan hệ tốt với công ty được thể hiện rõ trong việc phục vụ, chăm sóc khách hàng và trong các tình huống yêu cầu giải quyết vấn đề và khắc phục sự cố. Nếu vấn đề được giải quyết, khách hàng sẽ cảm thấy tốt hơn và có tình cảm với doanh nghiệp. Kết quả dễ nhận thấy nhất đó chính là đánh giá về chất lượng phục vụ của khách hàng sẽ tăng cao. 

5. Góp phần tăng lợi nhuận

Đây là kết quả được đem lại bởi tất cả các lợi ích kể trên. Khi doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đào tạo và tuyển dụng cho tỉ lệ luân chuyển nhân viên thấp, nhân viên làm việc năng suất, góp phần đổi mới, sáng tạo công ty và xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng thì rõ ràng lợi nhuận của công ty sẽ tăng đều. 

Từ những lý do nêu trên, ta nhận thấy rằng việc có một lực lượng lao động gắn kết với công ty, giúp công ty đạt được mục tiêu và giá trị cốt lõi là điều vô cùng quan trọng. Vì thế, doanh nghiệp hãy nỗ lực gia tăng sự gắn kết của nhân viên, tìm cách khiến nhân viên cảm thấy được trân trọng, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển, bởi vì, nhân viên chính là tài sản đáng quý nhất của công ty.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Tạo một blog trên WordPress.com

%d người thích bài này: