Tài trợ vốn doanh nghiệp là tất cả các hoạt động liên quan đến việc huy động, sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh, mua hàng hoặc đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận. Để tạo ra một thị trường tiền tệ, việc tài trợ vốn cho một doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích vì một vài cá nhân hay tổ chức có dư tiền mặt, trong khi có những doanh nghiệp cần nguồn tiền để hoạt động.
Tuy nhiên, trong thực tế thì các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy, chiều ngày 15/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị “Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh”.
Cơ quan quản lý tiền tệ cho biết sẽ đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn đối với các các doanh nghiệp có lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay và nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn một cách an toàn. Đây là cơ hội nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể duy trì và phát triển trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Bên cạnh những nguồn lực tự bên ngoài, bản thân các doanh nghiệp cũng cần phát huy tốt nội tại bên trong. Trước khi bước vào hành trình tài trợ vốn, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ kiến thức căn bản về nguồn vốn. Từ đó hiểu được hình thức tài trợ nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Cụ thể hãy để Funding Societies làm rõ trong bài viết sau!
Căn cứ vào quyền sở hữu
Nguồn tài trợ vốn rất đa dạng, nếu xét theo quyền sở hữu thì có thể chia thành hai loại là: tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và tài trợ bằng nợ.
1. Vốn chủ sở hữu
Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu là quá trình huy động vốn thông qua việc bán cổ phần của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Việc bán cổ phần đi đôi với bán quyền sở hữu hay “bán” quyền kiểm soát doanh nghiệp. Hình thức này có thể đòi hỏi một số bên trong công ty đưa ra quyết định. Đặc biệt trong thời điểm khó khăn, các nhà đầu tư vốn cổ phần thường mong muốn có vai trò nhất định trong cách thức hoạt động kinh doanh và có quyền biểu quyết dựa trên số lượng cổ phần mà họ sở hữu.
Tóm tắt chung cho hình thức này là một cổ đông cấp vốn cho doanh nghiệp để đổi lấy quyền sở hữu, và yêu cầu lợi nhuận trong tương lai. Nếu hoạt động kinh doanh thất bại thì các cổ đông sẽ chịu mọi rủi ro và sẽ không nhận lại được số tiền đầu tư.
2. Tài trợ bằng nợ
Hình thức khác để doanh nghiệp huy động vốn cho hoạt động kinh doanh là phát hành nợ hay quá trình này còn được gọi là tài trợ bằng nợ. Doanh nghiệp vay tiền phải tuân thủ thời hạn trả khoản gốc lẫn lãi nghiêm ngặt, đồng thời một số bên cho vay cũng sẽ yêu tài sản thế chấp – tài sản doanh nghiệp có được bằng cách vay tiền.
Về mặt tích cực, công ty vẫn có toàn quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh vì không “bán” quyền sở hữu như hình thức vốn chủ sở hữu.
Tài chính tùy chọn
Bên cạnh tài trợ vốn cổ phần và tài trợ bằng nợ, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các phương án tài trợ khác để phát triển doanh nghiệp như là tín dụng doanh nghiệp và gọi vốn cộng đồng. Hai hình thức này có gì khác nhau? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé!
1. Tín dụng doanh nghiệp
Tín dụng doanh nghiệp là khoản cho vay của tổ chức tài chính dành cho các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và quy mô mà khoản vay vốn doanh nghiệp nhận được từ phía tổ chức tài chính sẽ khác nhau. Do đó, quá trình thẩm định tín dụng của doanh nghiệp sẽ cần nhiều bước xác nhận và giấy tờ hồ sơ hơn.
2. Gọi vốn cộng đồng
Hình thức này được sử dụng chủ yếu bởi các công ty khởi nghiệp đang trong quá trình mở rộng kinh doanh. Gây quỹ cộng đồng là một phương thức huy động vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp hoặc dự án dựa trên tiềm năng của ý tưởng kinh doanh hoặc mục đích của dự án. Phương thức này cho phép các tổ chức kêu gọi vốn từ nhiều cá nhân hay tổ chức thông qua các nền tảng trực tuyến.
Năm 2011, phương thức gọi vốn cộng đồng đạt khoảng 1,5 tỷ USD, đến nay lượng vốn huy động của phương thức này đã vượt 100 tỷ USD trên thế giới. Trong đó, châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đạt khoảng 210%.
Yếu tố góp phần vào việc lựa chọn hình thức góp vốn phù hợp đến từ những gì chủ doanh nghiệp có thể sẵn sàng hy sinh để đổi lấy nguồn vốn và cả loại hình sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Xét cho cùng, có tới 38% doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại vì hết tiền mặt hoặc không huy động được vốn mới.
Tuy nhiên, việc cấp vốn kinh doanh phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Chỉ sau khi tất cả các phương án khác đã được thực hiện, doanh nghiệp mới nên lựa chọn theo đuổi hình thức góp vốn cộng đồng.
Cuối cùng, khi đã cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn rồi thì hãy bắt tay thực hiện và phát triển doanh nghiệp mà bạn hằng mơ ước thôi!
Trả lời