, ,

>

Phát triển doanh nghiệp bền vững và “phủ xanh” Đông Nam Á

Phát triển doanh nghiệp bền vững và “phủ xanh” Đông Nam Á

Trong điều kiện thị trường khó khăn khi doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang chật vật để tồn tại, việc tuân thủ các tiêu chí phát triển bền vững thường không được chú trọng. Vậy chúng ta có thể làm gì để thay đổi điều đó?

–  Kelvin Teo – Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn Funding Societies, nền tảng tài chính kỹ thuật số cho DNVVN lớn nhất Đông Nam Á.

Sau giai đoạn suy thoái kinh tế do Covid-19, các doanh nghiệp đang cố gắng khôi phục lại nhanh nhất có thể hoạt động kinh doanh như trước đại dịch.

Tuy nhiên, tốc độ phục hồi lại khá chậm do ảnh hưởng lâu dài trong suốt hai năm đại dịch. Đa số các doanh nghiệp này không có nguồn tiền dư dả, cũng không có chiến lược mạnh mẽ, nên sự ưu tiên hàng đầu của họ hơn bao giờ hết là tồn tại.

Điều này chắc chắn ảnh hưởng không tốt đến phát triển bền vững toàn cầu. Ngân hàng DBS và Bloomberg Media Studios đã thực hiện một cuộc khảo sát với 800 DNVVN về phát triển bền vững. Khảo sát cho thấy DNVVN ở sáu thị trường châu Á đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sang mô hình bền vững hơn và đồng thời cân bằng tăng trưởng kinh doanh, ngay cả khi các doanh nghiệp đó thừa nhận ESG là sự ưu tiên của họ.

Những thách thức như thiếu thốn về mặt kinh phí, chuyên môn và báo cáo tiêu chuẩn đã được chứng thực bởi một cuộc khảo sát của UOB đối với 800 DNVVN ở Singapore. Khảo sát cho thấy rào cản khác dẫn đến thách thức trên là do thiếu đi sự hỗ trợ từ chính phủ và doanh nghiệp khác, đặc biệt là chương trình đào tạo về chủ đề phát triển bền vững (sustainability training).

Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, các DNVVN có xu hướng quan tâm đến sự sống còn hơn thay vì tuân thủ các tiêu chí phát triển bền vững ESG. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý và không nhận được lợi ích tài chính thức thì.

Nhưng các DNVVN vốn là xương sống của nền kinh tế Đông Nam Á, do đó vẫn nên góp mặt trong chương trình nghị sự về ESG. Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants), nhóm doanh nghiệp này chiếm đến 89–99% số doanh nghiệp trong khu vực và 30–53% GDP của mỗi quốc gia.

Cho đến nay, các bên liên quan chính như chính phủ và doanh nghiệp đã dẫn đầu trong nỗ lực tuân thủ ESG. Khi biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra, mục tiêu cần đạt được là giải quyết các thách thức cho DNVVN và tạo ra cơ hội giúp các doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh trách nhiệm và bền vững.

Nguồn tài chính là yếu tố quan trọng

Làm cách nào để chính phủ và doanh nghiệp có thể hỗ trợ các doanh nghiệp khác trong khu vực phát triển bền vững?

Câu trả lời nằm ở chính sách hỗ trợ hoạt động vay vốn cho các doanh nghiệp có chương trình phát triển bền vững. Theo VTV.vn (2023), bắt đầu từ 1/6/2023, các ngân hàng thương mại khi cho vay sẽ áp dụng các quy định mới trong quản lý rủi ro về môi trường. Ngân hàng sẽ đánh giá xem dự án đó có đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường hay không để xác định rủi ro tín dụng, xác định các điều kiện cấp tín dụng của khoản vay và quản lý rủi ro tín dụng đối với khoản vay đó. Đây được xem là cơ hội để mở rộng dòng vốn cho vay vào các dự án xanh, những dự án bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Nhưng phần lớn các kế hoạch thực thi được thiết kế cho các công ty có khả năng thu thập và quản lý dữ liệu ESG. Để hỗ trợ các DNVVN với báo cáo ESG, những doanh nghiệp có nền tảng tài chính kỹ thuật số có thể tận dụng cơ hội phục vụ cho các DNVVN, đặc biệt là những doanh nghiệp không có quy mô và độ tin cậy để dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính truyền thống.

Nền tảng tài chính kỹ thuật số không chỉ mang lại giải pháp vay vốn linh hoạt với đa dạng gói vay phù hợp cho các dự án bền vững, mà còn có thể điều chỉnh các sản phẩm dựa theo dữ liệu ESG có sẵn và đưa ra yêu cầu không quá nghiêm ngặt. Ví dụ như một công ty công nghệ thông tin có thể được miễn nộp dữ liệu về quản lý tài nguyên bền vững so với một doanh nghiệp sản xuất.

Các nền tảng tài chính kỹ thuật số cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục các DNVVN về hậu quả của việc không chú trọng phát triển khía cạnh ESG. Khi các nhà đầu tư châu Âu – những người tập trung vào tính bền vững, muốn tham gia tài trợ cho thị trường Đông Nam Á, các DNVVN không thu thập hoặc xử lý dữ liệu ESG một cách có hệ thống sẽ không được nhận tài trợ hoặc nhận với số tiền nhỏ hơn.

Để giảm thiểu điều này, những tổ chức cho vay với nền tảng tài chính kỹ thuật số có thể tiếp cận và giáo dục các DNVVN về tầm quan trọng của ESG. Tại Funding Societies, các DNVVN có nhu cầu vay vốn sẽ phải trải qua một quá trình thẩm về mức độ tuân thủ ESG trong quy trình đăng ký khoản vay. Điều này nhằm giúp các doanh nghiệp nhận ra ESG là một tiêu chí vô cùng quan trọng.

Các công ty tài chính cũng có thể tạo điều kiện để khách hàng, thậm chí là các tập đoàn chia sẻ về các phương pháp tốt nhất giúp các DNVVN nâng cao hoạt động kinh doanh và đảm bảo có thêm nguồn vốn.

Áp lực tích cực

Nhiều DNVVN ở Đông Nam Á là nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia ở Mỹ và Liên minh châu Âu – những thị trường có tiêu chuẩn ESG nghiêm ngặt và chú trọng nhiều vào chuỗi cung ứng xanh.

Theo hướng đi này, việc thực thi ESG của những doanh nghiệp lớn ở Mỹ và EU có thể gây áp lực tích cực lên các nhà cung cấp vừa và nhỏ, giúp họ tiếp cận với các khái niệm như sản xuất bền vững. Ngoài ra, các tập đoàn cũng có thể chứng minh cho nhà cung cấp thấy rằng họ cũng có thể thực hiện hoạt động bền vững song song với tăng trưởng kinh doanh.

Áp dụng ESG vào chuỗi giá trị doanh nghiệp cũng có thể giúp các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho các quy định mới có thể được Nhà nước đưa ra. Việc trình bày về hoạt động ESG không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp lớn mà các cơ quan quản lý/ Nhà nước cũng cần chú trọng lĩnh vực này.

Các quy định cần đi kèm với sự hỗ trợ cho các DNVVN vì sẽ làm tăng áp lực lên ESG. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu lớn như khử cacbon vào các hoạt động hàng ngày, các cơ quan quản lý có thể chia nhỏ mục tiêu này thành các lĩnh vực trọng tâm như “giảm nhựa”, và đưa ra các bước thực thi tiếp theo.

Ví dụ, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) – thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VUSTA), đã gây dựng mối quan hệ chặt chẽ gắn bó với các tổ chức trong nước, quốc tế và các bên liên quan cùng xây dựng và phát triển các giải pháp bền vững hơn cho Việt Nam (Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, 2021).

Một “doanh nghiệp xanh” có thể không vượt trội về quy mô, nhưng các DNVVN chiếm phần lớn nền kinh tế Đông Nam Á và có tác động tập thể to lớn. Tổ chức cho vay, doanh nghiệp và chính phủ nên sử dụng tầm ảnh hưởng đáng kể của mình để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ESG của nhóm DNVVN. Thay đổi nhỏ nhưng chắc chắn sẽ đem tới những ảnh hưởng tích cực và ý nghĩa cho cho tương lai của khu vực và thế giới.

Source: The Business Times

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Tạo một blog trên WordPress.com

%d người thích bài này: