Kinh doanh là một hoạt động xuất hiện lâu đời, bắt đầu từ những nền văn minh sớm nhất. Trong thời kỳ, các mặt hàng phổ biến nhất phải kể đến là kim loại và thịt. So với kinh doanh thời hiện đại, rất nhiều thứ đã thay đổi, từ hàng hóa được bán trên thị trường cho đến cách tiếp thị. Ngành kinh doanh phát triển vì người bán có thể nắm bắt cơ hội bằng các kế hoạch tạo ra lợi nhuận khác nhau. Các kế hoạch này được gọi là mô hình kinh doanh. Cụ thể có 03 mô hình kinh doanh: B2B, B2C và D2C. Vậy làm thế nào người bán có thể xác định mô hình phù hợp với tầm nhìn của bản thân?
Trước tiên, đó là phải tìm hiểu chi tiết về từng mô hình kinh doanh là gì. Và thật may là bạn không cần phải đăng ký một khóa học kinh doanh để làm điều đó. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc.
B2B là gì?
Bạn đã bao giờ tự hỏi cửa hàng yêu thích của mình lấy sản phẩm từ đâu chưa? Câu trả lời là, các mặt hàng được nhập từ một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc B2B là một mô hình kinh doanh nổi tiếng trong đó các giao dịch được thực hiện từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Hầu hết người mua B2B là các nhà bán lẻ và bán buôn không trực tiếp sản xuất các mặt hàng của riêng họ. Các nhà sản xuất sẽ bán sản phẩm cho người mua với giá tương đối thấp. Sau đó, người mua sẽ bán lại những mặt hàng này với giá cao hơn (trong đó bao gồm chi phí phân phối, nguyên liệu và những chi phí khác nữa) để thu lợi nhuận.
Hầu hết các sản phẩm như quần áo, dụng cụ, máy móc và thực phẩm đông lạnh đều có thể được bán thông qua mô hình kinh doanh B2B. Lợi thế của B2B là sự ổn định bởi hầu hết người mua sẽ muốn ký hợp đồng dài hạn để đảm bảo nguồn cung của họ. Thách thức lớn nhất của B2B đó là thị trường hạn chế, không có nhu cầu về sản phẩm của bạn.
B2C là gì?
So với mô hình kinh doanh B2B, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng – B2C là một cách tiếp cận đơn giản hơn. Bạn có thể tìm thấy các ví dụ ở khắp mọi nơi, từ tiệm hớt tóc đến nhà hàng. Những gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon và Shopee cũng là những người chơi của mô hình kinh doanh B2C. Đó là một mô hình chuyển sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người dùng cuối.
Trong những năm gần đây, mức độ phổ biến của B2C đã tăng lên nhờ sự phát triển vượt bậc của các nền tảng mua sắm trực tuyến. Theo báo cáo từ Precedence Research, quy mô thị trường thương mại điện tử B2C đã đạt giá trị 3,86 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2021. Con số này dự kiến sẽ đạt 7,45 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2030. Những người bán hàng B2C phải nhanh nhạy về về thị trường và có khả năng tiếp thị, để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
D2C là gì?
Sinh sau đẻ muộn, D2C mô hình kinh doanh mới nhất trong cả 3. Về nguyên tắc, đó là sự kết hợp giữa B2B và B2C, trong đó doanh nghiệp vừa nắm quyền sản xuất, tiếp thị tới quyền phân phối sản phẩm của họ. Nói ngắn gọn, doanh nghiệp chịu trách nhiệm mọi khâu của sản phẩm, từ khi sản phẩm được hình thành tới khi nó được bán tới người tiêu dùng. Mô hình này đặc biệt hiệu quả với các doanh nghiệp nhỏ, cho phép họ vận hành thương hiệu của mình một cách tự do, tự chủ, tối ưu lợi nhuận vì không cần người trung gian.
Một cuộc khảo sát từ Invesp báo cáo rằng một phần ba khách hàng toàn cầu đã mua sắm trực tiếp từ các doanh nghiệp D2C. Hầu hết khách hàng thích mua hàng từ doanh nghiệp D2C vì giá thấp, tính chính thống và dễ dàng nhận được sản phẩm chất lượng tốt. Đối với người bán, D2C có nghĩa là nhiều lợi nhuận và quyền kiểm soát hơn.
Sự khác biệt cơ bản của từng mô hình kinh doanh
Hiểu rõ định nghĩa về các mô hình kinh doanh B2B, B2C và D2C giúp bạn nhìn được bức tranh tổng thể để đưa ra lựa chọn cho doanh nghiệp của bạn. Nhưng nếu bạn vẫn phân vân không biết đáp án nào phù hợp nhất với mình, hãy đọc tiếp để biết thêm về sự khác biệt giữa các mô hình
- Khách hàng là ai?
B2B: Nhà bán buôn, nhà bán lẻ, công ty, tổ chức, tổ chức và trường học
B2C: Các cá nhân thuộc mọi ngành nghề và tầng lớp xã hội
D2C: Mọi người, kể cả các công ty, nhưng chủ yếu là người tiêu dùng
- Cách thức tiếp cận khách hàng?
B2B: Trực tuyến thông qua các trang web chuyên nghiệp, lời giới thiệu, gọi điện hoặc email và tiếp thị truyền miệng
B2C: Cửa hàng trực tuyến, cửa hàng truyền thống, quảng cáo trên mạng xã hội, trang web và quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng
D2C: Các kênh trực tuyến (trang web, phương tiện truyền thông xã hội), cửa hàng truyền thống, lời giới thiệu và đánh giá
Trả lời